You are currently viewing Kiến trúc xanh gắn với vật liệu bền vững: Xu hướng tất yếu của thời đại

Kiến trúc xanh gắn với vật liệu bền vững: Xu hướng tất yếu của thời đại

Song hành cùng xu hướng tất yếu của thời đại, kiến trúc xanh không chỉ hiện diện trên bản vẽ thiết kế, mà ngày càng dễ hiện thực hóa với các giải pháp mới, góp phần thúc đẩy số lượng công trình bền vững trong thập kỷ tới.

KIẾN TRÚC XANH: XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI

Theo đo lường của Hội đồng Công trình xanh Thế giới (WGBC), công trình xanh sử dụng ít hơn 26% năng lượng, ít hơn 13% chi phí bảo trì và phát thải ít hơn 33% khí nhà kính… so với công trình thương mại thông thường. Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với hiểm họa gia tăng từ biến đổi khí hậu, kiến trúc xanh đang trở thành xu thế tất yếu gỡ “bài toán khó” của toàn cầu.

Hòa vào xu thế chung, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành QĐ 1246/QĐ-TTg 2021 về Định hướng phát triển kiến trúc trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, các mục tiêu đề ra tập trung vào: Công trình kiến trúc đảm bảo tiêu chí về bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và tiết kiệm năng lượng. 

Tại Lễ trao giải thưởng thường niên “Top 10 Awards 2023” do KIENVIET MEDIA tổ chức vừa qua, vị thế quan trọng của kiến trúc xanh một lần nữa được tái khẳng định với hạng mục mới “Top 10 Green Projects” được ra mắt lần đầu tiên. Giải thưởng trao cho 10 công trình kiến trúc tạo ra không gian sinh hoạt tiện ích cho con người, theo cách ít gây hại tới môi trường và giữ chất lượng sống bền vững.

“Top 10 Green Projects” bao phủ đa dạng công trình thương mại, dân sinh, và do nhiều kiến trúc sư tài năng tạo nên. Giải thưởng thực chứng các ý tưởng kiến trúc xanh không chỉ hiện diện trên bản vẽ thiết kế, mà ngày càng dễ hiện thực hóa với các giải pháp mới (vật liệu, công nghệ…), góp phần thúc đẩy số công trình bền vững gia tăng trong thập kỷ tới.

Đặc thù ngành xây dựng vốn tiêu thụ tài nguyên và phát thải carbon cao. Do đó, sử dụng vật liệu nguyên sinh có trách nhiệm, cũng như thay thế tối đa bằng các vật liệu thân thiện môi trường hiện được xem là mục tiêu hàng đầu của kiến trúc xanh hiện đại.

VẬT LIỆU BỀN VỮNG: “LINH HỒN” CỦA KIẾN TRÚC XANH

Saint-Gobain Việt Nam, đơn vị đồng hành cùng “Top 10 Awards” và nhiều giải thưởng kiến trúc xanh khác cũng cho hay, vật liệu xây dựng xanh là nền tảng tạo dựng kiến trúc xanh. Vì vậy, việc tìm kiếm các vật liệu và giải pháp xanh-nhẹ-bền vững đang được giới kiến trúc sư quan tâm hơn bao giờ hết.

 

Ông Đặng Minh Phương – Giám đốc Điều hành Miền Bắc Saint-Gobain Việt Nam (thứ 4 từ bên phải qua) tại lễ trao giải Top 10 Awards

Với kinh nghiệm hơn 350 năm cung ứng giải pháp vật liệu xây dựng nhẹ và bền vững hàng đầu, Saint-Gobain đã mang đến câu trả lời cốt lõi được đông đảo kiến trúc sư đồng thuận: hơn 1.500 sản phẩm trên toàn cầu được đánh giá tác động môi trường LCA và công bố EPD (Tuyên bố Sản phẩm Môi trường) – minh chứng thể hiện minh bạch tác động của sản phẩm đến môi trường), cùng hệ giải pháp nhẹ và bền vững đáp ứng tiêu chí công trình xanh.

Các thương hiệu của Saint-Gobain được công bố EPD (nguồn Saint-Gobain)

Các giải pháp tiên tiến của Saint-Gobain giúp các công trình đạt toàn diện 3 khía cạnh: “Bền vững” – giảm phát thải carbon; “Hiệu quả” – giảm tiêu thụ năng lượng vận hành; “Ứng dụng” – dễ dàng ứng dụng thực tế và nhân rộng. Bằng hệ giải pháp và dải sản phẩm của Saint-Gobain, công trình tăng mức độ xanh từ công đoạn lên ý tưởng, xây dựng đến vận hành. 

Các giải pháp vật liệu xây dựng được chú ý phải kể đến: Vữa tô nội thất gốc thạch cao Plaster giảm 75% khí thải CO2 so với vữa tô gốc xi-măng, giải pháp cách nhiệt với kính Low-E giảm 40% phát thải CO2 do sưởi ấm và làm mát, bông thủy tinh Isover cách nhiệt có hàm lượng tái chế tới 59%… 

Với hiệu quả đo lường cụ thể được, khi các chủ đầu tư sử dụng đa dạng các giải pháp vật liệu nhẹ – bền vững của tập đoàn Saint-Gobain vào công trình có thể ghi tối đa 42 điểm lần lượt vào 12 tiêu chí đánh giá công trình xanh LEED (Mỹ) và Lotus (Việt Nam). 

CP Tower, Hiive, Capital Place… chính là những công trình đạt chứng nhận LEED ứng dụng đa dạng vật liệu xanh từ Saint-Gobain, góp phần xóa mờ “dấu chân carbon” và đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng làm tăng chi phí hoạt động.

C.P Office Building – Công trình ứng dụng các giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường từ Saint-Gobain

Với sự khẳng định ngày càng mạnh mẽ của xu thế kiến trúc xanh, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường trở thành nhu cầu thiết yếu của kiến trúc hiện đại nói riêng và cả ngành xây dựng nói chung. Saint-Gobain với vị thế là nhà cung cấp vật liệu xây dựng nhẹ và bền vững hàng đầu cùng hệ sản phẩm vật liệu đa dạng đã được chứng minh qua nhiều công trình trong và ngoài nước hứa hẹn là điểm đến đáng tin dùng cho các nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng tìm kiếm giải pháp cho công trình xanh.

Trả lời