An toàn, tiện lợi, tiết kiệm thời gian thi công…, là những ưu điểm vượt trội khiến vật liệu nhẹ trở thành xu hướng của ngành xây dựng trong những năm gần đây. Từ bê tông nhẹ, thép nhẹ, ngói nhẹ…, cho đến các loại vật liệu lấy sáng nhẹ.
Cùng với cam kết của Thủ Tướng Chính Phủ về việc hướng đến Net Zero Carbon năm 2050 của Việt Nam, thì sử dụng vật liệu nhẹ lại càng mang tính thiết yếu, khi hầu hết các vật liệu nhẹ đều thân thiện với môi trường, ít phát thải carbon, khả năng tái chế cao.
Đối với lớp vỏ bao che công trình như mái, vách dựng, skylight… khi nói đến vật liệu nhẹ, phải kể đến polycarbonate. Loại vật liệu xuyên sáng, siêu nhẹ và cách nhiệt cao.
Lợi ích khi sử dụng polycarbonate cho lớp vỏ bao che công trình
Tấm polycarbonate siêu nhẹ, chỉ từ 3kg/m2, độ chống va đập hơn gấp 200 lần so với kính, cực kỳ an toàn và không lo bể vỡ.
Tấm polycarbonate có khả năng cách nhiệt cao, lấy sáng dịu mắt và chống tia UV lên đến 99.99%, tạo không gian chan hòa ánh sáng và tốt cho sức khỏe con người.
Tấm polycarbonate thuộc bậc chống cháy BC1 theo QCVN 06 của Bộ Xây Dựng, không tham gia lan truyền cháy, không tạo khói độc gây nguy hiểm khi cháy.
Sử dụng tấm polycarbonate phải có giải pháp hoàn chỉnh và phụ kiện đồng bộ
Tấm polycarbonate đã xuất hiện trong ngành xây dựng Việt Nam từ rất lâu và được sử dụng nhiều cho mái che, vách lấy sáng. Tuy nhiên, trong nhận thức của hầu hết mọi người, tấm polycarbonate chỉ là vật liệu che tạm vì tuổi thọ thường ngắn và nhanh bị hư hỏng do thời tiết.
Đặc điểm của vật liệu polycarbonate là sự giãn nở nhiệt lớn và sự nhạy cảm với tia UV. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo chất lượng đầu vào của nguyên liệu sản xuất, hệ giải pháp với phụ kiện liên kết đồng bộ giúp thích nghi được với sự giãn nở nhiệt và chống sự xâm nhập của tia UV ở tất cả các mặt của tấm polycarbonate là vô cùng quan trọng, giúp cho tuổi thọ có thể đạt đến hơn 30 năm.
Các hệ giải pháp tham khảo từ thương hiệu Danpal
Liên kết không cần sử dụng vít hay các chất kết dính
Một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của tấm polycarbonate là thi công không đúng cách. Các đơn vị thi công thường sử dụng vít để liên kết trực tiếp tấm polycarbonate vào kết cấu, vị trí liên kết này sẽ bị phá vỡ do sự giãn nở nhiệt lớn của polycarbonate dẫn đến rò rỉ nước và giảm tuổi thọ. Do đó, cần tìm hiểu và sử dụng các loại tấm polycarbonate có ngàm liên kết hoặc có biện pháp thi công tách không gây tổn hại đến tấm.
Hệ liên kết ngàm răng kép từ thương hiệu Danpal
Đối với tiến trình hướng đến Net Zero Carbon
Hướng đến Net Zero Carbon năm 2050 là một cam kết to lớn của Việt Nam, trong đó việc nâng cao hiểu biết về sử dụng các loại vật liệu ít phát thải trong ngành xây dựng là một trong những điều nhỏ nhưng rất quan trọng.
Đối với vấn đề phát thải carbon, vật liệu polycarbonate được đánh giá là vật liệu ít phát thải từ khâu sản xuất, vì chỉ sử dụng hạt nhựa tinh chất để kéo đùn thành tấm. Đồng thời, nhờ trọng lượng nhẹ nên trong suốt quá trình từ vận chuyển đến thi công lượng phát thải gián tiếp của polycarbonate là rất thấp và đến hết vòng đời tấm polycarbonate cũng được tái chế 100% thành các sản phẩm khác.
Nhà máy Danpal, thương hiệu hơn 50 năm nghiên cứu và phát triển hệ giải pháp từ polycarbonate, được cấp chứng chỉ EPD, sản phẩm Danpal đạt được nhiều chứng nhận và chứng chỉ xanh trên thế giới, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các dự án công trình xanh.
Đặc biệt hơn nữa, Danpal sẵn sàng cung cấp bảng báo cáo phát thải carbon trong suốt vòng đời của sản phẩm, để công trình có thông số chính xác cho lượng phát thải carbon của vật liệu đang sử dụng.
Sử dụng vật liệu nhẹ, đặc biệt là polycarbonate, trong thiết kế kiến trúc là xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển bền vững. Việc lựa chọn vật liệu phù hợp sẽ góp phần tạo ra những công trình an toàn, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.