“Mài” Apartment | Whale Design Lab

THÔNG TIN DỰ ÁN:

  • Tên công trình: “Mài” Apartment 
  • Thiết kế: Whale Design Lab
  • Năm hoàn thành: 2019
  • Diện tích: 200m2
  • KTS chủ trì: Lê Nguyễn Nguyên Hạnh
  • Nhóm thiết kế: Whale Design Lab team
  • Nhà thầu: Song Nam
  • Vật liệu: KANSAI PAINT, Morser, Ori Lighting, Segis Vietnam, Thanh An, Toko
  • Địa điểm: Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hình ảnh: Triệu Chiến
Chủ nhân của công trình quan tâm đến các ý tưởng về phong cách hiện đại, việc chuyển đổi từ bối cảnh nước ngoài sang môi trường, văn hóa và vật liệu đặc trưng ở Việt Nam. Yêu cầu này đặt ra câu hỏi: Nếu những ý nghĩ này được đưa vào thiết kế, chúng sẽ tương phản hay hài hòa như thế nào với hình thức căn hộ ngày nay – Một khuôn mẫu đơn điệu thường thấy trong các đô thị lớn?

MÀI gợi nhớ về thẩm mỹ của KTS Louis Kahn, từ cách ông sử dụng hình khối; đồng thời, tái hiện lại vật liệu bê tông đá mài (Terrazzo) đã từng rất thịnh hành tại Sài Gòn ở thập niên 50 và 60.
Nếu kiến ​​trúc hiện đại tập trung vào chủ nghĩa công năng và không sử dụng nhiều họa tiết trang trí thì làm thế nào để tái hiện chúng trong một căn hộ chung cư 4 phòng ngủ thông thường?

Căn hộ này có tồn tại “phần hồn” của mình. Phần hồn làm nó không bị trói buộc vào một dạng hình học. Vì không thể thay đổi kết cấu chính, điều gặp phải trong các tòa nhà chung cư hiện nay, MÀI đã cố gắng sáng tạo trong phạm vi hạn chế, sử dụng các hình khối để phân bổ lại không gian chức năng; loại bỏ các chi tiết trang trí, nhấn mạnh các đường nét như lỗ tròn lớn, các góc cong, cửa vòm cong hoặc các đường ánh sáng chạy dọc theo tường. Tất cả các yếu tố trên tạo ra tính xuyên suốt. Cùng với đó, có một sự khác thường ở đây khi trật tự vui tươi của những hình dạng này đi lệch khỏi quan điểm “điểm – tuyến – diện – khối” của chủ nghĩa hiện đại.

Kiến trúc hiện đại du nhập vào miền Nam Việt Nam giữa thế kỷ XX. Các vật liệu xây dựng phổ biến ở Hoa Kỳ như vật liệu thô, gạch terrazzo và bê tông trở thành xu hướng ở Sài Gòn, Việt Nam. MÀI sử dụng vật liệu chủ đạo là terrazzo, gợi lên cảm giác mát mẻ, phẳng mịn mà không cần gioăng chà keo. Thay vì sỏi, đá cuội hay mảnh vụn như những năm 1950 – 1960, phần terrazzo kéo dài từ bếp đến cuối cầu thang được sử dụng những miếng đá cẩm thạch lớn màu trắng, vát góc và được sắp xếp cẩn thận như một bức tranh cắt dán trừu tượng.
MÀI còn có ý nghĩa là trau dồi / mài giũa. Gần 3 năm hoàn thiện phần nội thất, công trình này đã được gia chủ cùng toàn bộ đội ngũ KTS, đội ngũ thi công dồn tâm huyết để thực hiện. “MÀI” ở đây là diễn tả vẻ đẹp được bộc lộ sau khi vật thể đã trải qua quá trình mài giũa, đánh bóng, tương tự như sơn mài. “MÀI” là khi những người thợ thủ công cắt và xếp từng viên đá một cách tỉ mỉ và trau chuốt. Đôi khi, điều này lại đi ngược lại với phương thức sản xuất công nghiệp hàng loạt. Điều quan trọng nhất, MÀI ẩn chứa trong mình một bầu không khí đương đại nhưng phảng phất sự hoài niệm về Sài Gòn của những năm 50 – 60.