Border House | Văn phòng thiết kế Kiến trúc và Bền vững Worklounge 03- Việt Nam

THÔNG TIN VỀ CÔNG TRÌNH
  • Tên công trình: Border House.
  • Địa điểm: Huyện Phúc Thọ – Tp Hà Nội, Việt Nam.
  • Diện tích: 268,3 m2
  • Diện tích xây dựng: 135,1m2
  • Tổng diện tích sàn: 338,9m2
  • Đơn vị thiết kế và thi công: Văn phòng thiết kế Kiến trúc và Bền vững Worklounge 03- Việt Nam.
  • KTS chủ trì: KTS. Hiroomi Takemori
  • Nhóm thiết kế: KTS. Hoàng Quốc Anh, Hồ Thanh Tú, Ngô Trường Giang, Nguyễn Đức Tân
  • Năm hoàn thành: 2022.
Dự án cải tạo ngôi nhà của đôi vợ chồng lớn tuổi ở vùng ngoại ô Hà Nội. Ngôi nhà được xây dựng từ những năm 2000 với thiết kế nban đầu là một ngôi nhà hai tầng hình chữ L bao quanh một sân trong. Yêu cầu của khách hàng – con trai chủ nhà, là trang trí nội thất. Tuy nhiên, khi khảo sát hiện trạng và lắng nghe những gì hai vợ chồng chia sẻ, tôi nhận ra rằng chìa khóa của việc cải tạo này là tinh chỉnh các đường biên của ngôi nhà hiện có để tạo ra sự kết nối tốt hơn giữa bên trong và bên ngoài, giữa hai thế hệ gia đình và giữa ngôi nhà với cộng đồng.
Ở những khu vực nóng ẩm của châu Á, không gian bên ngoài hoặc không gian đệm là nơi mang lại sự thoải mái. Ngày nay, ngay cả khi lắp đặt máy điều hòa không khí, mọi người vẫn thích không gian bán ngoài trời. Hiện trạng ngôi nhà cải tạo không có không gian bán ngoài trời để người nhà sử dụng. Mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài vốn được kết nối bởi không gian này ban đầu đã bị cắt đứt và chủ nhà cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, một mái hiên bằng ván gỗ “Engawa” (tiếng Nhật)đã được lắp đặt giữa ngôi nhà và khu vườn. Sân hiện trạng cũng được thay đổi từ sàn lát gạch thành một khu vườn nhỏ có thể tận hưởng việc làm vườn. Dưới không gian mái hiên, đôi vợ chồng lớn tuổi có thể thư giãn. Như vậy, mối quan hệ tốt đẹp giữa bên trong và bên ngoài được phục hồi.
Một cầu thang mới được bổ sung bên ngoài nhà kết nối với không gian hiên. Đây là lối đi độc lập của gia đình người con trai mỗi dịp về thăm cha mẹ. Ở Việt Nam những năm gần đây, số lượng gia đình hạt nhân nhưng đa số vẫn có duy trì việc về quê cha mẹ vào những ngày nghỉ lễ, ở lại một vài ngày rồi lại quay về trung tâm thành phố. Nhưng sự thật là cả hai thế hệ đều muốn duy trì mức độ độc lập nhất định. Vì vậy, cầu thang ở sát cạnh ngoài ngôi nhà giúp gia đình người con trai lên thẳng tầng 2 là không gian sinh hoạt chung mà không cần đi qua khu sinh hoạt của bố mẹ. Ở phía Tây của phòng sinh hoạt chung này, ở ranh giới với ngôi nhà bên cạnh, một tường rào thoáng gió kết hợp chậu trồng cây được bố trí đảm bảo sự riêng tư và tránh nắng. Đồng thời bức tường này cũng trơe thành một yếu tố nội thất cho không gian sinh hoạt chung. 
Đình là một công trình đặc trưng cu mỗi ngôi làng. Dưới mái đình được dựng bằng kết cấu gỗ, dân làng tụ họp về các công việc của làng. Sau một lần trùng tu ngôi Đình địa phương, chủ nhà đã giữ lại gỗ cũ từ Đình và sử dụng khi cải tạo ngôi nhà. Phần gỗ này được dùng để mở rộng thêm tầng 3 của ngồi nhà. Qua đây, chúng tôi được nhắc nhở về sức mạnh của vật liệu. Mối liên kết giữa người dân trong làng nông nghiệp đang dần yếu đi trong thời đại ngày nay. Chúng tôi hy vọng rằng công trình cải tạo này sẽ góp phần củng cố mối liên kết này cho dân làng trong thời gian sắp tới.