ADIUVAT COFFEE ROASTER QUINHON | A+H Architects

THÔNG TIN DỰ ÁN

  • Tên công trình: Adiuvat Coffee Roaster
  • Vị trí: 57A Nguyễn Huệ, Phường Trần Phú, TP Quy Nhơn, Bình Định
  • Diện tích: 120 m2
  • Hoàn thành: 2020
  • Thiết kế: A+H Architects
  • Chụp ảnh: Quang Trần

Trong công trình cải tạo Adiuvat Coffee Roaster QuiNhon nằm ở QuiNhon ,Binh Đinh ; miền duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Chúng tôi tận dụng những ưu thế của công trình cũ cân nhắc xử lý để sử dụng lại: hệ kết cầu, hệ mái, dầm-sàn gỗ cũ; kết hợp làm việc với thợ địa phương về việc sử dụng kỹ thuật vật liệu địa phương nhằm tạo ra bầu không khí của địa phương giống như bản thân nó phải thuộc về nơi đó; và tối ưu hóa chi phí đầu tư.

Khi lần đầu đến công trình, chúng tôi bị ấn tượng mạnh bởi vẻ đẹp yên bình của quang cảnh nơi đây. Con đường có lịch sử đâu đời, hai bên rợp bóng me. Nổi bật là những ngôi nhà phố với kiến trúc điển hình: trệt – lầu có ban công với mặt tiền đá rửa trước 1975 của thành phố. Và ngay lúc đó chúng tôi tự hỏi làm sao giữ lại khoảng khoắc này và truyền tải cái bầu không khí này vào bên trong công trình cải tạo

 Vài năm gần đây, trước bối cảnh phát triển du lịch ào ạt của thành phố,công trình cao tầng mọc lên, một số ngôi nhà thế này cũng dần bị mất đi. Và chính ngôi nhà, sau vài lần cải tạo đã thay đổi diện mạo và xuống cấp. Ở bên ngoài măt tiền, nhằm trả lại nguyên bản vốn nó thuộc về, chúng tôi sử dụng lại đá rửa trên mặt tiền kết hợp bảng hiệu sắt tấm để thô được tinh chỉnh tỉ lệ hài hòa; sau một vài mùa mưa nắng: tường sẫm màu đi, sắt cũ hơn lần nữa hòa nhập với cảnh quan dãy phố.

Sau khi khảo sát kĩ hiện trạng bên trong, chúng tôi giữ lại hệ kết cấu và hệ mái ( được sử dụng phổ biến một thời ) như một cách gợi lại hình ảnh nơi chốn công trình. Hệ dầm – sàn cũ được xử lý để tái sử dụng lại cho hai khu vực sàn gỗ trước sau. Bố cục không gian xuyên suốt theo chiều ngang một cách rõ ràng, kết thúc là mảng tường thô hiện trạng của nhà hàng xóm, nơi đây còn có khoảng đất trống để hoang giữa hai nhà được tận dụng làm khu vườn nhỏ mang bầu không khí trong lành vào bên trong, Phần tường bao che chỉ dc sử dụng cho wc và kho. Còn phần không gian còn lại được ngăn chia ước lệ: rèm, nâng code sàn, vật liệu tạo điều kiện cho ánh sáng vào sâu  bên trong và khuyến khích không khí lưu thông.

Phân chia 2 khu vực không gian : 

Khu vực không gian trước giống như phần chuyển tiếp từ bên ngoài vào, giống như ngoài mặt tiền, toàn bộ vẫn sử dụng kỹ thuật vật liệu đá rửa ( kỹ thuật thủ công thợ địa phương) với tông màu sáng gợi sự cởi mở. Nơi đây bố trí khoảng thông tầng ( nơi đặt quầy bar) giúp mang ánh sáng khếch tán vào sâu bên trong nội thất , những bức tường đá rửa này bắt ánh sáng và thể hiện nó tùy vào thời điểm trong ngày mang đến trải nghiệm khác nhau cho khách hàng. Mặt khác khoảng thông tầng này được bố cục nằm giữa nhà nhằm tạo ra môi trường hoạt động tương tác giữa con người 

Khu vực không gian sau với tone màu trầm hơn tạo trải nghiệm khác, nhấn mạnh dành cho những hoạt động riêng tư, tập trung hơn gồm: phòng rang ở dưới và khu văn phòng ở lầu trên. Ở đây chúng tôi cũng không sử dụng sơn thông thường tạo màu cho bức tường, mà dùng kỹ thuật vật liệu tường phả xi măng( một kỹ thuật vật liệu lâu đời) ,  màu của tường là màu của bản thân xi măng được lựa chọn cẩn thận. và bề mặt tường bất kì được hoàn thiện dựa vào tay nghề thủ công của thợ địa phương. Ở không gian này có khoảng thông tầng nhỏ hơn dược mở thông với mảnh vườn nhỏ phía sau, bổ sung ánh sáng cho khu vực sau. Đồng thời bắt được những khoảng khắc ánh sáng mặt trời tùy vào thời gian trong ngày biến bức tường thô hàng xóm thành những hình ảnh ấn tượng.

Sử dụng bê tông mài cho sàn toàn 2 khu vực với đá cũng địa phương kết hợp cả dùng mài máy và mài tay.

Bình cắm hoa, chậu hoa, chum đất, tượng, vật trang trí bằng đất nung cũng được lựa chọn từ làng nghề đất nung truyền thống của địa phương.