NHÀ HÀNG BABA YAGA | Duoitancay Concept

THÔNG TIN VỀ CÔNG TRÌNH
  • Địa điểm: Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Đơn vị thiết kế & thi công: Duoitancay Concept
  • KTS chủ trì: Ngô Đức Dự
  • Cộng sự: Nguyễn Thị Hồng Đức
  • Diện tích: 429m2
  • Năm hoàn thành: 2024
  • Ảnh: Quang Trần

Thoả hồn vào thiên nhiên”

Giữa nhịp sống tất bật của công việc thường ngày, ai trong chúng ta cũng khao khát có một nơi để sẻ chia niềm vui, tâm tình cùng gia đình, bạn bè. Nhà hàng Baba Yaga trở thành điểm dừng lý tưởng để gửi gắm những cảm xúc ấy. 

 

Tọa lạc tại giao lộ huyết mạch dẫn vào tuyến phố đi bộ của trung tâm thành phố Đà Nẵng, nhà hàng BabaYaga đang nổi lên là một công trình điểm nhấn bắt nhịp xu hướng Kiến trúc Xanh – Bền vững ở thành phố. Đây là kết quả của sự tôn trọng, tỉ mỉ, kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố: Con người- Kiến trúc- Thiên nhiên.

 

Khu đất 2 mặt giáp hướng Tây và Nam, cùng khung sắt tiền chế hiện trạng. Để khắc phục hướng nắng gay gắt và gió bão ở Miền Trung, đảm bảo công năng khai thác, tối ưu chi phí và phải độc đáo về kiến trúc. Nhà thiết kế đã tái sử dụng khung kết cấu, phủ thêm lớp cây keo chạy dọc các mặt mở của nhà hàng tạo thành lớp áo bao che, giúp không gian riêng tư, tinh tế hơn. Cây xanh lớn nhỏ đan xen nhau giúp giảm tiếng ồn, bụi và tác động từ khí hậu.

 

Công năng được bố trí rõ ràng, mạch lạc. Không gian tầng 1 với không gian mở, tạo sự gần gũi giữa thực khách với dòng người nhộn nhịp trên tuyến phố. Tầng 2 được bố trí các không gian riêng tư xen lẫn không gian mở đầy sự lãng mạn, ở đây thực khách nhìn bao trọn toàn cảnh khu phố, dòng sông Hàn và những cây cầu. Giữa nhà hàng là 1 khoảng thông tầng lớn, với khoảng cây xanh tạo sự gắn kết không gian giữa các tầng, tạo sự đối lưu luồng gió của công trình.

 

Công trình sử dụng các vật liệu thân thiện như gỗ tái chế, cây keo lá tràm, mang đến cảm giác mộc mạc, gần gũi và bền vững với con người, môi trường.

 

Với nét kiến trúc thuần mộc, hình khối ấn tượng đan xen với màu xanh của cây cối. Công trình tạo nên được nét kiến trúc riêng, mang đậm yếu tố Văn hoá địa phương góp phần làm đẹp, hấp dẫn thêm cho đô thị giữa bối cảnh đô thị đang ngày càng bị bê-tông hóa, hiệu ứng nhà kính.

 

Công trình là sự kết hợp hoàn hảo giữa Kiến trúc và Môi trường bằng cách khai thác, tái sử dụng các phế liệu, vật liệu đã qua sử dụng: thanh gỗ keo (loại gỗ thải bỏ), cọc gỗ trồng tiêu do nông dân thải ra, ván bìa gỗ xẻ bỏ đi, khung sắt hiện hữu. Đây là vật liệu Bền vững, giúp giảm áp lực lớn lên các nguồn nguyên liệu trong xây dựng. Việc tái chế và sử dụng lại các loại gỗ thải, phế liệu cũng giúp giảm lượng lớn khí thải carbon, giảm thiểu rác thải ra môi trường. Góp phần bảo vệ môi trường, cuộc sống quanh ra.

 

Thông điệp: ”Sẽ giá trị nếu ta đặt đúng vị trí”.

Đã đến lúc chúng ta tập trung suy nghĩ đến việc nên làm cái mà xã hội cần, thay vì làm cái mình muốn theo phong cách, sở thích cá nhân.

 

Xem thêm thông tin chi tiết của công trình