Nhà Long Khánh | G+architects
- Tên công trình: Nhà Long Khánh.
- Địa điểm: Tp. Long Khánh – Đồng Nai.
- Diện tích: 204 m2.
- Đơn vị thiết kế và thi công: G+architects.
- KTS/VP thiết kế: Kts. Đoàn Bằng Giang , Kts. Hồng Diễu ,Kts. Trần Xuân, Kts. Vũ Hoàng Vũ , Lữ Xuân.
- Năm hoàn thành: 2023.
- Nguồn chụp ảnh: Quang Trần
Nhà Long Khánh là một ngôi nhà nằm trong vườn trái cây ở ngoại ô Thành phố Long Khánh – Đồng Nai.
Ngôi nhà cho hai vợ chồng trẻ và hai con (12 & 8 tuổi) này là cả một ước muốn về một ngôi nhà vườn và hành trình thu gom gỗ cũ của chủ nhà trong vòng gần 10 năm.
Ngôi nhà được khởi nguồn từ một bộ khung gỗ Nhà Xuyên Trính ( nhà Rường) cũ 72 m2 với 3 gian gồm 8 cột – 4 trính – 6 xuyên và 8 kèo . Nhóm thiết kế kết hợp và đề xuất với thợ gỗ dựng nhà bổ xung thêm hàng hiên phía trước nhà ( hướng Tây) với 4 cột và 1 xuyên. Do khung gỗ và sàn pha nhiều loại gỗ nên chúng tôi đề xuất sử dụng tông màu sậm chủ đạo để thống nhất màu gỗ cho phần khung. Phần gỗ vụn , kích thước nhỏ đa số là Giá tỵ được chúng tôi sử dụng làm các cấu kiện cho khung cửa, trần và ốp vách, cũng như đồ nội thất liền tường như tủ bếp, tủ quần áo… Đồ nội thất rời cũng được tái sử dụng từ ngôi nhà cũ .
Không gian mở hoàn toàn cho 3 gian ở tầng trệt là khu vực tiếp khách kết nối với nhà bếp, kết nối với khoảng sảnh thang ở tầng áp mái. Cùng với việc lấy hàng hiên sảnh thang làm trung tâm và là trục giao thông , chúng tôi phân bổ các phòng ngủ cho chủ nhà và hai con. Với cấu trúc 3 gian của nhà rường thì khu vực Phòng ngủ chủ nhà và wc ( diện tích 36 m2) được mở rộng như một chái nhà.
Hướng tới một ngôi nhà hiện đại, thoáng sáng , ấm cúng và hoà hợp với thiên nhiên chúng tôi mở nhiều khoảng trống và diện cửa kính kết nối không gian ở với hang hiên và sân vườn , hồ cá.. Việc làm rỗng hoàn toàn hệ khung mái khiến ánh sáng được chuyển gián tiếp cũng góp phần tạo ra bầu không khí ấm cúng và thư giãn thoáng đãng cho không gian ở.
Đối với nhưng ngôi nhà rường truyền thống, phần áp mái luôn không có vệ sinh. Ở ngôi nhà này chúng tôi định hình lên các mảng tường bám theo tuyến ngang nhà , chúng vừa là lớp vỏ vừa tạo ra khung cứng BTCT cho các khối nhà vệ sinh, cũng như định hình ranh giới ‘khuất’ giữa nhà và vườn.
Đôi điều chúng tôi rút ra khi thiết kế và đồng hành với chủ đâu tư khi xây dựng ‘ Long Khánh house’ .
Việc đánh đổi một số km đi lại đưa đón con cái và làm việc của chủ đầu tư khi chuyển từ trung tâm thành phố ( lúc đầu chủ đầu đã đặt hàng chúng tôi thiết kế ở trong phố) ra ngoại ô để được một ngôi nhà trong vườn cây ăn trái , nằm trên đồi cao , gió thổi mát quanh năm là xứng đáng.
Việc sử dụng nguồn gỗ cũ và tận dụng nguồn lực tay nghề thợ địa phương trong tương lai. Cũng cần nói thêm thợ dựng nhà gỗ dần ít đi và mai một , đa số họ làm theo phương thức dựng nhà truyền thống dưới sự chỉ đạo của thợ cả ( có thêm sự hỗ trợ của xe cẩu khi dựng kèo ) . Nhóm Thiết kế cũng đã thực sự được học hỏi về cách thức dựng khung nhà gỗ , cũng như suy ngẫm về việc tạo ra một ‘ngôi nhà gỗ ‘ từ khung gỗ cũ phù hợp với lối sống hiện đại và có chi phí hợp lý .
Mong muốn khi thiết kế Nhà ở hoàn toàn khác ‘resort’ ngoài chuyện công năng ở , tính cá nhân hoá, thì việc rõ ràng nhất là khi chủ đâu tư hỏi chúng tôi có nên thuê đơn vị thiết kế & thi công cảnh quan chuyên nghiệp không ? Chúng tôi khích lệ cả nhà tự nên tự làm vườn , bố mẹ và con cái họ sẽ biết nuôi dưỡng và chăm sóc ngôi nhà – đó chính là thưởng thức cuộc sống.